Bài phóng sự thế giới

Vương quốc Anh hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Nữ Nam tước Lucy Neville-Rolfe, Quốc vụ khanh, Thứ trưởng phụ trách vấn đề sở hữu trí tuệ của chính phủ Anh sẽ sang thăm Việt Nam trong ngày 23 tháng 9, 2015.

Baroness Lucy Neville-Rolfe Parliamentary Under Secretary of State & Minister for Intellectual Property, will visit Vietnam

Baroness Lucy Neville-Rolfe Parliamentary Under Secretary of State & Minister for Intellectual Property visits Vietnam.

Việc tăng cường quyền sở hữu trí tuệ là vô cùng quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là khi Việt Nam đã hội nhập với kinh tế toàn cầu.

Được đặt nền móng bởi chuyến thăm của Thủ tướng Anh David Cameron hồi tháng 7 vừa qua, đây là chuyến thăm cấp thứ trưởng đầu tiên của Anh về vấn đề sở hữu trí tuệ tới khu vực cũng như tới Việt Nam. Chuyến thăm này nhằm tăng cường mạnh mẽ hơn nữa các cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ giúp cho các công ty trong ngành sáng tạo – cả công ty trong nước và nước ngoài – được phát triển, không ngừng sáng tạo và góp phần tăng trưởng kinh tế.

Trong chuyến thăm lần này tới Việt Nam, Bà Thứ trưởng sẽ có cuộc gặp với Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương và Bộ Công an. Bà cũng sẽ gặp gỡ với các cán bộ chuyên trách và đại diện cấp cao của các doanh nghiệp tại một sự kiện do Đại sứ quán Anh tại Hà nội tổ chức.

Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, một dự án do Vương quốc Anh tài trợ: “Tăng cường năng lực thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam” đã được thực hiện từ năm 2013.

Dự án này được thực hiện bởi Cục Quản lý Thị trường – Bộ Công thương. Dự án đã đào tạo được 189 cán bộ, đưa ra được bộ cẩm nang về tăng cường năng lực thực thi quyền sở hữu trí tuệ và tổ chức triển lãm “hàng thật – hàng giả”.

Năm 2015 – 2016, chính phủ Anh tiếp tục tài trợ cho Cục Quản lý Thị trường thực hiện dự án thứ hai. Mục tiêu của dự án này là:

  • Đào tạo cho các cơ quan trực tiếp giải quyết các vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ

  • Xây dựng một bộ giáo trình giảng dạy về tăng cường thực thi quyền sở hữu trí tuệ

  • Tổ chức một “Ngày chống hàng giả” trong đó có chương trình truyền thông trên truyền hình về chống hàng giả.

  • Xây dựng dữ liệu về các sản phẩm thật và sản phẩm nhái. Một trang web chống hàng giả sẽ được tiếp tục cập nhật với các sản phẩm tiêu dùng có hàng thật và hàng nhái cập nhật nhất.

Để biết thêm thông tin về Quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, xin mời xem tại đây

Ngày xuất bản 23 September 2015