Bài phóng sự thế giới

Vương Quốc Anh kêu gọi các nước ĐNA hợp tác chặt chẽ bảo vệ trẻ em khỏi nạn buôn bán người

Chuyên gia về Tội phạm Buôn bán Người đến từ Việt Nam, Anh, Cam pu chia, Lào, và Myanma mới đây gặp gỡ tại Việt Nam để chia sẻ kinh nghiệm trong công tác đấu tranh với tội phạm buôn bán người trong nước và đề xuất tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.

Điều này đã được xuất bản trong 2010 to 2015 Conservative and Liberal Democrat coalition government
UK Ambassador Mr Giles Lever opened the workshop

UK Ambassador Mr Giles Lever opened the workshop

Đại Sứ quán Anh tại Hà Nội hợp tác cùng với Chương trình Hành động của Liên Hợp quốc về Hợp tác chống nạn buôn bán người (Dự án UN-ACT) tổ chức Hội thảo Quốc tế về Công tác Đấu tranh phòng chống Buôn bán người khu vực Đông Nam Á tại Hà Nội từ ngày 15 đến 17 tháng Mười năm 2014. Là sự kiện hưởng ứng Ngày Phòng Chống Tội phạm Nô lệ Hiện đại 18 tháng Mười tại Anh, hội thảo nhằm nhấn mạnh cam kết của Chính phủ Anh quốc hợp tác chặt chẽ với các đối tác quốc tế trong công tác ngăn chặn tội phạm buôn bán người.

Đại sứ Anh tại Việt Nam, ông Giles Lever đã khai mạc hội thảo với sự tham gia của hơn 100 chuyên gia về Tội phạm Buôn bán Người đến từ các bộ và cơ quan chính phủ, cái tổ chức phi chính phủ, các tổ chức liên chính phủ và quốc tế, và các đoàn ngoại giao.

Diễn giả tại hội nghị bao gồm các chuyên gia chống tội phạm buôn bán người từ Bộ Nội vụ Anh, Cơ quan Phòng Chống Tội phạm Quốc gia Anh, Trung tâm Phòng Chống Buôn bán Trẻ em của Hiệp hội Quốc gia Phòng Chống Bạo hành Trẻ em Anh và các chuyên gia, cán bộ trực tiếp công tác trong lĩnh vực này đến từ các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Hội thảo là một diễn đàn để các đại biểu lắng nghe chia sẻ về kinh nghiệm ngăn chặn tội phạm buôn bán người của Anh và các nước trong khu vực Đông Nam Á; xây dựng mạng lưới khu vực; và thảo luận về các ý tưởng trong việc tăng cường phối hợp xuyên biên giới. Hội thảo kết luận Hợp tác quốc tế, liên ngành mạnh mẽ và chặt chẽ là điều kiện sống còn cho sự thành công trong lĩnh vực chống tội phạm buôn bán người.

Anh Quốc coi Tội phạm Buôn bán Người là loại tội phạm xuyên quốc gia cực kỳ nguy hiểm và là một hình thức nô lệ hiện đại. Anh quốc cam kết hợp tác với các đối tác quốc tế để triệt phá loại tội phạm này.

Thông tin thêm

Chính phủ Anh đã trình Nghị viện Dự thảo Luật Nô lệ Hiện đại để Nghị viện thảo luận và thông qua. Đây là luật đầu tiên về lĩnh vực này tại Châu Âu. Dự thảo Luật sẽ là công cụ mạnh mẽ hơn giúp các lực lượng hành pháp triệt phá tội phạm nô lệ hiện đại, đảm bảo những kẻ đầu sỏ và chủ mưu sẽ nhận các hình phạt nghiêm khắc và thích đáng đồng tời tăng cường bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân. Dự thảo Luật cũng bao gồm việc bổ nhiệm một Tư lệnh lực lượng phòng chống tội phạm nô lệ hiện đại có trách nhiệm dẫn dắt các lực lượng hành pháp tăng cường và hợp tác triệt phá tội phạm nô lệ hiện đại và vì lợi ích của nạn nhân.

Chương trình Hành động của Liên Hợp quốc về Hợp tác chống nạn buôn bán người (Dự án UN-ACT) bắt đầu từ năm 2014 nhằm đảm bảo các nỗ lực hợp tác phòng chống nạn buôn bán người trong và ngoài Khu vực Tiểu vùng Sông Mê kông mở rộng và có tính chiến lược và hiệu quả hơn. Dự án UN-ACT được tài trợ bởi Chính phủ Na uy và Thụy Điển. Dự án được xây dựng dựa trên những hoạt động trước đây do Liên minh Phòng Chống Buôn bán Người Liên Hợp quốc (UNIAP) thực hiện. Trang chủ https://www.un-act.org là trang cơ sở dự liệu trực tuyến của dự án.

Bản Ghi nhớ năm 2004 giữa sáu nước Khu vực Tiểu vùng Sông Mê kông mở rộng – Cam pu chia, Trung quốc, Lào, Myanma, Thái Lan và Việt Nam – là nền tảng cho Tiến trình COMMIT – Sáng kiến Hợp tác cấp Bộ trưởng các quốc gia vùng Sông Mê kông về Phòng Chống Buôn bán Người (COMMIT 2004).

Trung tâm Phòng Chống Buôn bán Trẻ em (CTAC) của Hiệp hội Quốc gia Phòng Chống Bạo hành Trẻ em (NSPCC) cung cấp các thông tin và tư vấn cho các cán bộ, đối tượng làm công tác hỗ trợ trẻ em bị buôn bán tại Anh. NSPCC là một tổ chức từ thiện có đăng ký tại Anh.

Trích dẫn

Ông Kip Gibbens, Chuyên gia đến từ CTAC tham dự hội thảo phát biểu: ‘Hợp tác xuyên biên giới là hết sức cần thiết. Hội thảo này là một cơ hội quý giá để xây dựng quan hệ với tất cả những ai có cơ hội hành động ngăn chặn trẻ em bị buôn bán từ một quốc gia đến Anh hoặc một nước khác trong một hành trình vô cùng nguy hiểm. Bài trình bày của CTAC trong hội thảo này cùng với chương trình đào tạo mà chúng tôi đang có kế hoach thực hiện tại Trung Quốc và Việt Nam trong thời gian tới đây sẽ giúp tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác này.

Chúng ta càng hợp tác chặt chẽ, thông tin chúng ta cùng chia sẻ càng nhiều hơn, công tác điều tra, ngăn chăn và bảo vệ trẻ em khỏi nạn buôn bán người càng hiệu quả hơn.

Ngày xuất bản 29 October 2014