Bài phóng sự thế giới

Chương trình Newton Việt Nam tài trợ 4 dự án hợp tác nghiên cứu chung về rủi ro thảm họa khí tượng thủy văn

Với sự hỗ trợ của Quỹ Newton, Hội đồng Nghiên cứu Môi trường (NERC), Hội đồng Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội (ESRC) Vương quốc Anh và Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia Việt Nam (NAFOSTED) tài trợ 4 dự án nghiên cứu chung về rủi ro thảm hoạ khí tượng thuỷ văn.

Newton Fund

Rủi ro thảm họa khí tượng - thủy văn là mối đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sinh kế và các lĩnh vực đời sống như nông nghiệp, giao thông, cung cấp điện, nhà ở, kinh doanh, v.v. của người dân ở Đông Nam Á. Biến đổi khí hậu, gia tăng dân số cùng những thay đổi trong sử dụng đất và mở rộng đô thị đang làm thay đổi mức độ và cách thức hạn hán, lũ lụt gây tác động lên cộng đồng và làm tăng số người chịu rủi ro.

Với sự hỗ trợ của Quỹ Newton, Hội đồng Nghiên cứu Môi trường (NERC), Hội đồng Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội (ESRC) Vương quốc Anh và Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia Việt Nam (NAFOSTED) đã tổ chức tuyển chọn và quyết định tài trợ 4 dự án nghiên cứu chung dưới đây. Thời gian thực hiện mỗi dự án là 30-36 tháng, bắt đầu từ năm 2019.

Valuing the benefits of blue/green infrastructure for flood resilience, natural capital and urban development in Viet Nam

Chủ nhiệm đề tài: Tiến sỹ Tobias Borger, Trường Đại học St Andrews và Tiến sỹ Trần Văn Giải Phóng, Đại học Huế

Comp-Flood: Compound flooding in coastal Viet Nam

Chủ nhiệm đề tài: Tiến sỹ Ivan Haigh, Đại học Southampton and Tiến sỹ Nguyễn Nghĩa Hùng, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam

Slow Onset Hazard Interactions with Enhanced Drought and Flood Extremes in an At-Risk Mega-Delta

Chủ nhiệm đề tài: Giáo sư Stephen Darby, Đại học Southampton và Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Huy, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Quốc gia

An Interdisciplinary Approach to Understanding Past, Present and Future Flood Risk in Viet Nam

Chủ nhiệm đề tài: Tiến sỹ Jeffrey Neal, Đại học Bristol and Tiến sỹ Phạm Khánh Nam, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Chương trình hợp tác song phương giữa Việt Nam và Vương quốc Anh là một hợp phần trong chương trình hợp tác giữa NERC, ESRC và 5 quốc gia đối tác ở Đông Nam Á gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan. Tổng cộng có 18 dự án hợp tác song phương được tài trợ, nhằm làm rõ tác động của rủi ro thảm họa trong khu vực.

Giám đốc Khoa học của NERC, ông Ned Garnett chia sẻ:

Để tăng cường khả năng chống chịu các rủi ro thảm họa về khí tượng thủy văn, trước hết chúng ta cần hiểu rõ các tác động môi trường và xã hội mà các nước phải gánh chịu. Chương trình nghiên cứu này sẽ mang lại những thông tin cần thiết phục vụ việc thiết kế và thực hiện các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ hiệu quả . Ví dụ hỗ trợ cộng đồng địa phương thiết kế hệ thống chống lũ hiệu quả hoặc khôi phục hệ thống chống lũ tự nhiên, như rừng ngập mặn.

Xin mời xem thêm thông tin trên trang web của NERCNAFOSTED

Thông tin thêm

Hội đồng Nghiên cứu về Môi trường (NERC) là cơ quan tài trợ và quản lý các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và trao đổi kiến thức về khoa học môi trường của Vương quốc Anh. Hoạt động của NERC bao trùm đầy đủ các ngành khoa học khí quyển, thạch quyển, thủy quyển và sinh quyển. NERC hiện đang điều phối một số dự án nghiên cứu thú vị nhất trên thế giới, góp phần giải quyết các vấn đề môi trường lớn như biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe con người, cấu trúc di truyền của sự sống trên Trái đất và nhiều hơn nữa. NERC là thành viên của Hội đồng Nghiên cứu và Đổi mới sáng tạo Anh quốc (UKRI).

Hội đồng Nghiên cứu về Kinh tế Xã hội (ESRC), thành viên của Hội đồng Nghiên cứu và Đổi mới sáng tạo Anh quốc (UKRI), chuyên tài trợ cho các nghiên cứu giải quyết các câu hỏi lớn về kinh tế và xã hội ngày nay. Những nghiên cứu được ESRC tài trợ đóng vai trò tư vấn các chính sách công và giúp các doanh nghiệp, và các tổ chức khác hoạt động hiệu quả hơn.

Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) được thành lập theo Nghị định của Chính phủ và khai trương hoạt động từ tháng 2/2008. Việc ra đời và đi vào hoạt động của Quỹ được đánh giá là một trong những dấu ấn quan trọng trong tiến trình đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ. Quỹ có vai trò tích cực trong thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học trên phạm vi cả nước cũng như hợp tác song phương với nước ngoài.

Quỹ Newton hợp tác với 17 quốc gia nhằm tăng cường năng lực nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội tại các quốc gia này vì mục tiêu phát triển bền vững. Quỹ có tổng kinh phí 735 triệu bảng từ Chính phủ Anh và nguồn đóng góp đối ứng từ các nước đối tác đến năm 2021. Về phía Vương quốc Anh, Quỹ Newton do Bộ Doanh nghiệp, Năng lượng và Chiến lược Công nghiệp (BEIS) quản lý và được 7 tổ chức chuyên môn triển khai trực tiếp.

Thông tin chi tiết xin liên hệ:

Bà Dương Tường Trang, Cán bộ truyền thông, Đại sứ quán Anh tại Hà Nội Tel.: 024 3936 0500, ext.: 2227 Email: duong.tuongtrang@fco.gov.uk Theo dõi chúng tôi trên Facebook @ukinvietnam hoặc Twitter @NewtonFund @ukinvietnam

Ngày xuất bản 30 January 2019
Lần cập nhật gần đây nhất 30 January 2019 + show all updates
  1. We change the title

  2. First published.